• +84 93 649 7218
  • nammt@sbsvietnam.vn
  • Chọn ngôn ngữ:

Những tín hiệu lạc quan của ngành nhôm Việt

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1480/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình, đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm, có xuất xứ từ Trung Quốc. Quyết định có hiệu lực từ ngày 05/6/2019, ngay sau đó thị trường ngành nhôm Việt có nhiều tín hiệu lạc quan. 

Chia sẻ với phóng viên VTV về sự đánh giá của doanh nghiệp sản xuất ngành nhôm Việt sau khi Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với nhôm Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Dung – CT HĐQT Nam Hải Group và Công ty CP Euroha khẳng định: “Mức 2.46% – 35,58% đó là sự sác đáng để đánh giá từng cấp bậc doanh nghiệp sản xuất nhôm Trung Quốc đưa hàng vào thị trường. Ở Việt Nam đưa ra tỉ lệ cân đối từ 15 -20% cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam mới cân đối để tạo thế cân bằng bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh”

Bà Nguyễn Thị Dung – CT HĐQT Nam Hải Group và Công ty CP Euroha trả lời phỏng vấn VTV1

Theo khảo sát của Hiệp hội nhôm, sản lượng nhập khẩu của nhôm Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian gần đây đã giảm khoảng 10% so với những tháng đầu năm. Trong khi đó sau một thời gian hoạt động cầm chừng nhỏ giọt thì nay thị trường nhôm trong nước có phần khởi sắc, khi mức sản xuất các nhà máy tăng từ 20% – 30%.

Theo các doanh nghiệp trong nước, thời điểm chưa áp thuế thì giá của một số mặt hàng nhôm nhập khẩu luôn rẻ hơn giá nhôm nội từ 15 – 20%. Nên việc Bộ Công Thương đưa ra mức áp thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung như hiện nay là phù hợp chất lượng và quy luật thị trường.

Một tuần, sau khi Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm nhôm của 17 doanh nghiệp Trung Quốc ngành sản xuất nhôm đang có dấu hiệu hồi sinh!

Trình chơi Video

00:00
01:53

An Nhiên tổng hợp